3 Điều quan trọng cần biết về giáo lý dự tòng
Giáo lý dự tòng là cách thay đổi một con người, giúp họ đón nhận đức tin của Chúa Giêsu. Tiến trình của giáo lý dự tòng giúp người đó thay đổi, từ bỏ con người cũ để hướng đến con người mới, tin tưởng và yêu mến Chúa bởi Chúa đã nhập thể để cứu độ con người.
Ý nghĩa của giáo lý dự tòng
Giáo lý dự tòng không những chỉ dạy lẽ đạo như nhiều người công giáo vẫn nhầm tường, ở từng giai đoạn và đặc biệt là giai đoạn tiến đến dự tòng và tân tòng. Giáo hội luôn mong muốn những người thực hiện sẽ có một cuộc đời mới, hoàn hảo và hạnh phúc hơn.
Những người được truyền dạy giáo lý dự tòng cần trải qua một khoảng thời gian để tập sống đời Kitô hữu. Tiếp đến cần tham gia dự phụng vụ của lời Chúa và những cộng tác vào việc rao giảng của đạo tin mừng, xây dựng Giáo Hội bằng chứng tá đời sống và tuyên xưng đức tin.
Từ đó, gia nhập đạo Kitô giáo sẽ tạo nên một cuộc chuyển biến cả về nội tâm và toàn bộ cuộc sống. Chính vì vậy, giáo lý dự tòng không thể học nhanh, thời gian học tính theo ngày, tuần, tháng mà học cho xong nên trong sách “Nghi thức Gia nhập Kitô giáo năm 1972” của người lớn, đã chia tiến trình huấn giáo và sống đạo của Dự Tòng làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 của giáo lý dự tòng
Ở giai đoạn 1 của giáo lý được gọi tên là thời tiền dự tòng, đây là thời điểm loan báo tin mừng đầu tiên.
Thời gian này cần chuẩn bị cho cuộc khởi hành tiến vào con đường của đức tin Kitô giáo, đây cũng được coi là cuộc “gặp gỡ” ban đầu giữa người chưa có đức tin đang muốn tiến đến gặp gỡ Thiên Chúa, muốn nhân sự bao dung của Giáo Hội.
Ở thời gian này chúng ta cần giới thiệu về Đức Giêsu, về cuộc đời của người, hoạt động giáo huấn, cái chết và sự sống lại của người. Tiếp đến, chúng ta sẽ trình bày cho đương sự của Chúa Cha về Chúa Thánh Thần và về giáo hội tiếp nối sứ mạng của Người. Với những người dự tòng thì đây là lúc tìm hiểu và nhờ ơn Chúa làm nảy sinh đức tin trong họ và khi kết thúc thời gian tiền dự tòng thì các cử hành phụng vụ các nghi thức tiếp nhận khác.
Giai đoạn 2: Thời gian dự tòng chính thức
Đây là khoảng thời gian học giáo lý dự tòng lâu nhất, đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực từ người học. Mục đích chính của giai đoạn này chính là hoàn thiện các giáo lý, các nghi thức liên quan đến đương sự nên trách nhiệm tiếp sau chính là giảng dạy cho Kitô hữu nội dung tin mừng các ngài công bố.
Các cử hành: Cử hành Lời Chúa – Nghi lễ Trừ tà – Nghi thức Cầu phúc – Nghi thức Xức dầu chình là những cử hành phụng vụ thích hợp để các dự tòng hội nhập sâu xa vào đời sống đức tin của Chúa.
Giai đoạn 3: Thời gian thanh tẩy và soi sáng
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của giáo lý dự tòng, thời gian kéo dài hết mùa Chay. Đây là thời điểm mà những người dự tòng cần chuẩn bị tâm hồn và những hành trang thiêng liêng để được lãnh nhận các bí tích khai tâm.
Trong thời gian này, sẽ có các nghi thức cần tuyển chọn để khảo hạch, trao kinh, đọc kinh tin kính nhằm đem lại nhiều ơn cần thiết.
Giai đoạn 4: Giáo lý dự tòng khai tâm
Đối với những người học giáo lý dự tòng thì cần tham gia để nhận các bí tích của giáo hội như : Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể. Ba bí tích này sẽ nhập đạo và thực hiện trong đêm Vọng Phục Sinh. Đây là truyền thống lâu đời của Hội Thánh nhưng cũng có thể tùy nghi lễ để thực hiện vào thời điểm phù hợp.
Khi đã nhận được những bí tích trên, những người học giáo lý dự tòng cần sâu nhiệm đức tin, tiếp cận gần gũi hơn với những người phụng vụ của Hội Thánh. Lúc này, chính cộng đoàn của giáo hội Kitô hữu sẽ phải hết sức quan tâm, từ tiền dự tòng trong suốt thời gian đầu mới bắt đầu chịu phép rửa tội.
Hiện nay, giáo lý dự tòng được các nhà thờ, giáo xứ tổ chức khoảng 6 tháng. Lúc này những linh mục cử hành nghi lễ sẽ ban bí tích rửa tội.
Khi dạy giáo lý dự tòng cần lưu ý những gì
Hiện nay, có rất nhiều người muốn học giáo lý dự tòng và đến từ nhiều hoàn cảnh khác biệt về công việc, thành phần xã hội, lý do dự tòng, những khó khăn và thuận lợi khi bắt đầu học giáo lý.
Vì vậy mà họ sẽ cần chấp nhận những phương pháp rất khác nhau, không thể phác họa ra một chương trình duy nhất. Bên cạnh đó, giáo lý viên là những người chia sẻ sứ mạng rao giảng Tin mừng của Giáo hội, hầu mở mang Nước Chúa qua việc thi hành sứ mạng truyền giáo sẽ cần cầu nguyện và thích ứng dần.
Thực hiện giảng dạy bằng tất cả đời sống
Vì tình trạng người học khác nhau từ nhiều yếu tố nên giáo lý viên cần giúp họ chấp nhận và tìm cách thích ứng với hoàn cảnh một cách kiên cường hơn, dành thời gian để họ biết dành nhiều thời gian tìm hiểu và đối thọai để biết hoàn cảnh sống cũng như khát vọng tâm linh của từng dự tòng.
Nhờ có những giáo lý viên mà những người dự tòng sẽ chính thức được gặp giáo hội, ấn tượng về buổi gặp này sẽ còn mãi nơi họ mà không phải giáo lý viên nào cũng có thể tin cậy nhờ đời sống chứng tá của cá nhân và Cộng Đoàn Kitô hữu .
Khi đó, họ sẽ chiêm ngắm Đức Giêsu Thầy dạy, khi chinh phục các môn đệ đầu tiên, khi mời họ đến mà xem, cũng như khi Người tiếp cận với mọi người: trẻ thơ, người lớn; trí thức, bình dân; bệnh tật; lúc vui như tiệc cưới và khi buồn như đám tang kể cả khi Người im lặng…
Trình bày giáo lý dự tòng
Bởi nhu cầu của người học giáo lý dự tòng rất cao nên những người giáo lý viên cần nắm vững giáo để truyền đạt cho học viên thấy được tầm quan trọng của việc học, dành thời gian cho việc học giáo lý dự tòng.
– Ở giai đoạn tiền rao giảng, thường khởi đầu từ khái niệm đúng đắn về Thiên Chúa nhưng một khi đã tin nhận Đức Giêsu là đấng cứu thế của Thiên Chúa tạo dựng thì tất cả giáo lý phải dựa vào thế giá của Đức Giêsu và quy hướng về Người. Vì nhờ người mà muôn vật được tạo thành, và vì Thiên Chúa là Đấng không ai thấy bao giờ trừ Đấng từ Thiên Chúa mà đến nói cho biết. Chính đời sống Đức Kitô sẽ làm cho mầu nhiệm tạo dựng có một sức thuyết phục mới, và một ý nghĩa đặc biệt.
– Khi giảng dạy giáo lý viên nên đi từ những kinh nghiệm đời thường để đưa dự tòng đến những chân lý cao siêu, như Đức Giêsu trao đổi chân lý với Nicôđêmô hay người phụ nữ bên bờ giếng Giacop.
– Cần giúp người dự tòng hiểu về lịch sử cứu độ hơn là chuyên sâu một khía cạnh. Công việc đó nên để sau khi chịu thanh tẩy trong các lớp giáo lý bồi dưỡng dành cho tân tòng.
– Cần chú tâm vào những điều thiết yếu và căn bản của Đức Tin và việc sống Đức Tin, vì Đức Tin và việc thực thi Đức Tin của cá nhân sẽ được phát triển nhờ những hoạt động mục vụ của Hội Thánh.
– Cần đào sâu ý nghĩa sống đời sống mới trong Chúa Kitô, biết đi theo Đức Kitô trong đời sống thường nhật và biết hành xử theo Tin Mừng.
– Cần liên kết việc dạy Giáo Lý với “Phụng Vụ”, để các cử chỉ, biểu tượng, nghi thức, và kinh đọc trong Phụng Vụ trở thành một phần của việc trình bày Đức Tin.
– Cần tập cho người dự tòng những thói quen đạo đức để nuôi dưỡng đức tin : học những bản kinh thông dụng, những lời nguyện tắt, những bài hát… sẽ in sâu vào lòng đạo các Tân tòng.
– Phương pháp trình bày giáo lý dự tòng sẽ góp phần rất lớn vào việc lãnh hội đức tin của dự tòng. Vì thế phải tùy theo thời gian, đối tượng và khả năng lãnh nhận của mỗi dự tòng. Có những dự tòng biếng nhác cần được hướng dẫn thế nào để họ hiểu và nhớ ngay trong giờ học. Có những điểm giáo lý chính yếu cần nhắc đi nhắc lại để học viên nắm vững và nhớ lâu.
– Ngoài những buổi học riêng, giáo lý viên nên tổ chức các buổi gặp gỡ giữa giáo lý viên với các dự tòng cùng đang theo học, với người đỡ đầu, thân nhân có đạo thuộc gia đình dự tòng. Những cuộc trao đổi này giúp cho người dự tòng mở rộng kiến thức và tầm nhìn; hoặc những buổi cùng nhau cầu nguyện, suy niệm hoặc suy tôn Lời Chúa, làm việc tông đồ…
Mong rằng với những chia sẻ của Bàn Thờ Công Giáo ALAN sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin hữu ích về “giáo lý dự tòng là gì”. Nếu bạn đang quan tâm đến bàn thờ Chúa, nơi mà mỗi gia đình Công Giáo tụ tập lại để dâng lên Chúa những lời kinh khấn nguyện.
Đừng bỏ qua Bàn Thờ Công Giáo ALAN, chúng tôi luôn lắng nghe những chia sẻ của bạn, tư vấn giúp bạn hiểu thêm về các mẫu thiết kế bàn thờ Chúa phù hợp với không gian thiết kế của gia đình bạn.
Trả lời