Liêm chính là gì? 4 Điều cần biết về liêm chính

Liêm chính là gì? 4 Điều cần biết về liêm chính

Liêm chính là vấn đề mà nhiều người công giáo gặp phải trong nhiều hoàn cảnh mà để kiểm soát sự liêm chính này lại là vấn đề rất khó khăn. Cùng Bàn thờ công giáo Alan tìm hiểu về liêm chính trong tôn giáo nhé.

Khái niệm liêm chính

Để hiểu về liêm chính là gì? Đầu tiên bạn cần tách riêng khái niệm của từng từ, liêm là gì và chính là gì?

Liêm là một từ thể hiện nói lên tính cách của con người trong sạch về thể xác và cả tâm hồn. Đối với những người thi hành về chức vụ thì từ thanh liêm mang ý nghĩa về lối sống trong sạch, sạch về tính cách, tâm hồn, thể xác. Do đó, ngược lại với từ thanh liên chính là ý chỉ những thứ không được trong sạch, lối sống tham ô…

Liêm chính giúp gì cho cuộc sống của chúng ta

 Đối với những cán dỗ của cuộc sống như tiền tài, danh vọng, những suy nghĩ xấu xa, dơ bẩn thì liêm chính giúp bảo vệ chúng ta khỏi những điều xấu xa. Nhưng để tránh được những thứ xấu xa và trở thành con người liêm chính thì cần một quá trình thay đổi tư duy, rèn luyện về đạo đức.

Về tư tưởng: Liêm chính giúp chúng ta sống đơn giản, không tham lam của cải của bất kỳ ai.

Về hành động: Liêm chính đưa ra những nhận định đúng đắn về hậu quả của những người sống không trung thực, gian xảo để chúng ta không đi quá giới hạn của bản thân, không vì những danh vọng mà đánh mất đi giá trị của bản thân.

Đối với những người theo đạo Công Giáo sẽ thực hiện liêm chính qua các giới răn thứ 6, 7, 9, 10, chớ làm sự tà dâm, chớ lấy của người, chớ muốn vợ chồng người, chớ tham của người.

 Về chính trực: Người công giáo cần là người sống theo công lý, biết nói và hành động một cách nghiêm túc. Đây cũng là đức tính quan trọng của người lãnh đạo, để có thể quản lý người khác, tạo nên sự công bằng giữa người với người, còn ngược lại với chính trực là sự giả dối, sống không đúng với lương tâm.

Rèn luyện liêm chính bằng cách nào?

 Về tư tưởng

Để rèn luyện liêm chính thì người công giáo cần phải phân biệt được đâu là phải trái, sống như thế nào cho đúng với lương tâm, không xấu hổ với lương tâm.

Về hành động

 Để rèn luyện liêm chính người công giáo cần rèn luyện cả về tư tưởng và hành động
 Để rèn luyện liêm chính người công giáo cần rèn luyện cả về tư tưởng và hành động

Để rèn luyện bản thân thật liêm chính thì bạn cần huấn luyện cho lương tâm mình ngay thẳng, tập sống công bằng trong việc phán đoán mọi việc. Cũng theo Kính Thánh có ghi chép: “Người Công Giáo thực hiện chữ Chính theo lời Chúa Giêsu dạy: Có thì nói có, không thì nói không và thực hiện theo giới răn thứ 8 Chớ làm chứng dối.

Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, viết trong thông điệp Caritas in Veritate, bác ái trong sự thật đó là sự liêm chính và công ích.”

 Câu chuyện minh họa về sự liêm chính của Thiên Chúa khi xét xử

Theo ghi chép của Kinh Thánh: Đức Cha Louis-Gaston de Ségur (1820-1881) là quý tử của bá tước Eugène de Ségur và nữ bá tước Sophie Rostopchine. Ngài là vị Giám Mục lỗi lạc từng viết nhiều tác phẩm huấn đức thiêng liêng. Một trong các tác phẩm của ngài minh chứng sự hiện hữu của Hỏa Ngục. Đức Cha viết.

Câu chuyện xảy ra tại Moscou vào năm 1812 ngay trong gia tộc tôi. Ông Ngoại tôi – tử tước Fédor Rostopchine (1765-1826) – lúc ấy là thống đốc quân sự tại Moscou. Ông Ngoại giao thân với tử tước Orloff, một người tài giỏi, nhưng lại khô khan đạo nghĩa.

Một buổi tối, sau khi dùng bữa, tử tước Orloff bắt đầu nói chuyện đùa với một tướng – tạm gọi là tướng Victor – vốn theo triết thuyết “hoài nghi” của Voltaire (Francois Marie Arouet Voltaire 1694-1778). Dần dần câu chuyện đưa đến vấn đề tôn giáo, thường bị hai người chọn làm đề tài chế nhạo. Và dĩ nhiên, trong đó có đề tài Hỏa Ngục.

Tử tước Orloff khiêu khích trước. Ông nói:

– Không rõ bên kia nấm mồ, có cái gì khác hiện hữu không?

Tướng Victor đáp liền:

– Được rồi! Nếu quả thực có cái gì đó, thì một người trong hai chúng ta, ai chết trước, sẽ hiện về báo cho người kia biết. Anh đồng ý không?

Tử tước Orloff gật đầu nói:

– Đồng ý!

Rồi ông giơ tay bắt tay bạn như cử chỉ giao kèo: phải trung tín giữ lời đã hứa!

Sau đó một tháng, tướng Victor nhận lệnh rời thủ đô Moscou để đảm trách một chức vụ quan trọng trong quân lực Nga vì hoàng đế Napoléon I (1769-1821) của nước Pháp vừa tuyên chiến với nước Nga.

3 tuần sau, vào sáng sớm tinh sương, tướng Victor đi một vòng để do thám địa điểm của địch quân. Bỗng ông bị một viên đạn bắn xuyên bụng. Ông gục ngã và chết ngay tại chỗ. Chính lúc đó, linh hồn ông trình diện trước tòa THIÊN CHÚA.

Tử tước Orloff đang ở Moscou và không hay biết gì về thảm họa xảy đến cho bạn mình. Vậy mà, cùng ngay buổi sáng hôm ấy, mặc dầu đã thức giấc, tử tước Orloff vẫn còn nằm rán lại trong giường. Bỗng chốc, ông trông thấy chiếc màn che giường động đậy, rồi, chỉ cách đó hai bước, xuất hiện rõ ràng gương mặt tái mét của người quá cố. Tướng Victor, một tay đặt trên ngực, dõng dạc tuyên bố:

– Quả thật có Hỏa Ngục và tôi đang bị trầm luân trong ấy!

Nói xong, người quá cố biến mất.

Tử tước Orloff nhảy ra khỏi giường, mình mặc nguyên bộ đồ ngủ, chân mang dép ngủ, đầu tóc bù xù, đôi mắt thất thần, gương mặt nhợt nhạt như một miếng giẻ rách. Ông đâm đầu chạy một mạch đến nhà Ông Ngoại tôi – bá tước Rostopchine – kể cho Ngoại nghe câu chuyện vừa xảy ra. Lúc ấy Ngoại cũng vừa thức dậy. Ngoại kinh ngạc khi thấy tử tước Orloff xuất hiện như một tên điên. Ngoại hỏi ngay:

– Có chuyện gì xảy ra cho tử tước vậy?

Tử Tước Orloff vừa thở hổn hển vừa trả lời:

– Tôi nghĩ sẽ bị điên vì sợ hãi quá độ. Tôi vừa trông thấy tướng Victor!

Ngoại tôi không hiểu nên hỏi:

– Ủa, tướng Victor đã về lại Moscou rồi sao?

Tử tước Orloff vừa sà người trên chiếc đi-văng vừa đáp liền:

– Ồ, không phải vậy! Ông không bao giờ trở lại nữa, và đây mới là điều làm tôi kinh hoàng!

Nói xong, tử tước Orloff thuật lại cuộc hiện về của tướng Victor, với đủ mọi chi tiết nghe thật rợn rùng!

Ông Ngoại tôi tìm lời trấn an tử tước Orloff, lấy lý do có lẽ ông chỉ là nạn nhân của một ảo tưởng. Và rất có thể, tướng Victor chưa chết!

Thế nhưng, 10 ngày sau, quân lực Nga hoàng gởi điện cho Ngoại tôi báo tin tướng Victor đã tử nạn, vào đúng buổi sáng mà tử tước Orloff trông thấy ông hiện về.

Mong rằng với những chia sẻ của Bàn Thờ Công Giáo ALAN sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin hữu ích về vấn đề “Liêm chính là gì”. Nếu bạn đang quan tâm đến bàn thờ Chúa, nơi mà mỗi gia đình Công Giáo tụ tập lại để dâng lên Chúa những lời kinh khấn nguyện. 

Đừng bỏ qua Bàn Thờ Công Giáo ALAN, chúng tôi luôn lắng nghe những chia sẻ của bạn, tư vấn giúp bạn hiểu thêm về các mẫu thiết kế bàn thờ Chúa phù hợp với không gian thiết kế của gia đình bạn.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *