Kinh Tin Kính là gì? Vì sao cần đọc Kinh Tin Kính?
Kinh Tín Kính là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Chúng ta thường thấy khái niệm này tuy nhiên chưa rõ nghĩa cụ thể của nó và để giải đáp cho những thắc mắc trên, mời bạn tham khảo ngay bài viết về Kinh Tín Kính dưới đây.
Kinh Tín Kính là gì?
Kinh Tín Kính là một bản tóm lược những giáo lý, các lời tuyên xưng đức tin được sử dụng trong các nghi lễ hay các buổi cầu nguyện của đức tin của Kitô Giáo.
Và đây cũng là một phần của nghi thức rửa tội cho người lớn, được dùng để đảm bảo đức tin cho giáo lý.
Kinh Tin Kính được ra đời khi nào?
Kinh Tin Kính được ra đời từ thời Chúa Giêsu và được người rao giảng cho những ai tin. Những người được rao giảng cần phải tuyên xưng một cách công khai về đức tin vào Chúa Giêsu, Đấng Messia và là Con Thiên Chúa, đã phục sinh.
Trải qua nhiều thế kỷ, lời tuyên xưng này đã được làm mới, thể hiện phong phú hơn và đã tiến triển đến những công thức về Chúa Ba Ngôi, mang đến nhiều thông tin cơ bản về Chúa Cha, Chúa Thánh Thần, Chúa Con.
Nhưng những tuyên xưng này vẫn còn được gắn với những phép rửa tội, có thể thay đổi tùy theo các giáo xứ khác nhau. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ II và III, lời tuyên xưng đã được bổ sung nhằm cho phép người mới chịu xác định rõ Chúa Kitô là ai đối với người Kitô hữu.
Cho đến thế kỷ thứ VII, lời tuyên xưng Chúa Cha được thay đổi thành “Đấng Tạo Thành trời đất”, đang khi mà việc “xuống ngục tổ tông” của Chúa Kitô. Và chính thức, những lời tuyên xưng của thánh có thể được trích dẫn ở một phần của Kinh Tin Kính gần giống với Kinh Tin Kính mà hoàng đế Charlemagne áp đặt.
Do đó, Kinh Tin Kính được ra đời vào thế kỷ thứ V và được tuyên xưng ở một Tông đồ khác nhau.
Kinh Tin Kính cấu trúc như thế nào?
Nếu theo truyện về 12 Tông đồ thì Thánh Toma Aquino sẽ được chia làm 7 điểm liên quan đến thiên tính. Cùng với đó là 7 điểm liên quan đến tính cách của Đức Kitô.
Còn xét về khía cạnh lịch sử, biểu tượng đức tin của các Tông đồ sẽ phân ra thành Ba Ngôi. Chính thức đến giữa thế kỷ thứ XII, cấu trúc Biểu Tín đã rõ ràng hơn với Marcellus, Giám mục thành Ancira, viết thư cho Giám mục Rôma là Julius và tuyên xưng đức tin như sau: “Tôi tin kính Thiên Chúa toàn năng, và Đức Giêsu Kitô, Con duy nhất của Người và Chúa chúng ta, đã sinh bởi Thánh Thần và Đức Maria đồng trinh, dưới Pontio Pilato.
Ngài chịu đóng đinh và mai táng, ngày thứ ba Ngài từ kẻ chết sống lại, và đã lên trời, ngôi bên hữu Đức Chúa Cha; từ đó Ngài sẽ trở lại phán xét kẻ sống và kẻ chết. Và tôi tin Chúa Thánh Thần, Hội Thánh, phép tha tội, xác loài người sống lại. Amen”.
Như vậy, cấu trúc của Kinh Tin Kính sẽ dựa vào ba tín là Chúa Cha, Chúa Thánh Thần và Chúa Con. Nhưng cũng có nhiều giả thuyết đặt ra, Kinh Tin Kính có 3 phần khác nhau, mỗi phần lại thể hiện theo một câu chuyện liên kết với nhau.
Ở phần đầu tiên: Thiên Chúa tạo thành trời đất, phần hai: Do loài người phá hoại Chúa, dẫn đến Cha sai Con đến sắp xếp lại và phần ba: Thánh Thần đã qua được con đường Hội Thánh. Tuy nhiên, diễn biến đã không xảy ra theo ba phần, ở thời điểm con người gặp được Đấng Tạo Hóa đã được cứu giúp.
Về cấu trúc Kinh Tin Kính các phần sẽ liên kết với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Và nội dung của biểu tượng đức tin cho biết sự nhiệm màu của Thiên Chúa, chỉ có một Thiên Chúa, tuyên xưng chứng tỏ được đức tin đã đạt tới sự kết hợp tinh thần, một lòng một ý nhận biết Thiên Chúa.
Vì sao cần đọc Kinh Tin Kính?
Kinh Tin Kính thường được sử dụng trong các ngày lễ Chúa, lễ mang tính chất chấp nhận và đáp lại Lời Chúa như một sự chấp thuận. Về cơ bản, giúp tóm lược những lời tuyên xưng của đức tin và được dùng như quy luật. Việc đọc Kinh Tin Kính là giúp nhận biết, hiểu được giá trị cũng niềm tin của mọi Kitô hữu.
Hiện tại, có hai bản Kinh Tin Kính là: Kinh Tin Kính dành cho các Tông Đồ và Kinh Tin Kính Nixêa-Côngtantinốp. Biểu Tín của các Tông Đồ là Kinh Tin Kính có lâu nhất, xuất hiện từ thế kỷ thứ II, đây được coi là tuyên xưng những tín điều khi chịu phép rửa tội.
Biểu Tín Nixêa-Côngtantinốp được chấp thuận vào năm 325 và sau đó được bổ túc lại vào năm 381 để xác quyết thần tính của Chúa Thánh Thần. Nên bản này còn được gọi với tên Biểu Tín của các Công Đồng Nixêa-Constantinople và được đọc trong thánh lễ.
Xem thêm bài viết: Chúa Giêsu là ai?
Kinh Tin Kính có được phép bỏ trong các ngày lễ Chúa Nhật không?
Theo luật chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma luật 67, 68 cho biết:
“67. Kinh Tin Kính, cũng gọi là lời tuyên xưng đức tin, nhằm làm cho giáo dân tập họp đáp lại Lời Chúa, được loan báo trong các bài đọc và giải thích trong bài diễn giảng, đồng thời khi đọc quy luật đức tin theo công thức chấp thuận dùng trong phụng vụ, họ nhớ lại và tuyên xưng những mầu nhiệm chính của đức tin trước khi bắt đầu cử hành Thánh Thể.
68.Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng; cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể.
Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên. Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hay chia làm hai đối đáp nhau”. Do đó, không được phép bỏ đọc Kinh Tin Kính trong các lễ Chúa Nhật và lễ trọng và bản thân linh mục không có quyền bỏ qua.
Luật số 69, cũng khẳng định: “Trong Thánh Lễ, cũng như trong các cử hành Phụng Vụ thánh khác, không được phép sử dụng một Kinh Tin Kính hay cách Tuyên Xưng Đức Tin không có trong các sách phụng vụ được phê chuẩn hợp lệ”.
Mong rằng với những chia sẻ của Bàn Thờ Công Giáo ALAN sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin hữu ích “Kinh Tin Kính là gì?” Và nếu bạn đang quan tâm đến bàn thờ Chúa, nơi mà mỗi gia đình Công Giáo tụ tập lại để dâng lên Chúa những lời kinh khấn nguyện.
Đừng bỏ qua BanthoconggiaoAlan, chúng tôi luôn lắng nghe những chia sẻ của bạn và tư vấn giúp bạn hiểu thêm về các mẫu thiết kế bàn thờ Chúa phù hợp với không gian thiết kế của gia đình bạn.
Tham khảo: Top 4 cửa hàng bàn thờ công giáo tại Hà Nội
Trả lời