Truyền giáo là gì? Những điều cần biết về truyền giáo

Truyền giáo là gì? Những điều cần biết về truyền giáo

Đối với những người theo đạo công giáo, hai tiếng “Truyền giáo là gì” không còn quá xa lạ bởi chúng được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ. Vậy truyền giáo thật sự có ý nghĩa như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết của bàn thờ công giáo Alan nhé.

Truyền Giáo là gì?

Truyền giáo được hiểu là cách loan truyền tình thương của Thiên Chúa dành cho con người

Truyền giáo được hiểu là cách loan truyền tình thương của Thiên Chúa dành cho con người, kể lại các công trình kỳ diệu mà Chúa đã làm cho chúng ta. Mặt khác, loan truyền Chúa Giêsu chính là đấng cứu thế chuộc tội cho nhân loại, quy tụ muôn dân trở thành môn đệ Đức Giêsu.

Hiểu đơn giản, đây chính là việc loan truyền tin mừng và ơn cứu độ của Chúa dành cho chúng ta. Đây cũng chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ mà còn là nghĩa vụ của tất cả những ai đã nhận lãnh nhận bí tích rửa tội. Khi đó, người công giáo lập tức trở thành ngôn sứ, tư tế và vương đế.

Những cách thức Truyền Giáo đơn giản nhưng hiệu quả

Truyền bằng liên lỉ cầu nguyện 

Khi truyền giáo bằng cách cầu nguyện, thì Chúa trẻ Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu vì người mà chúng ta không thể không nhắc đến. Có thể nhiều tín hữu chưa biết, thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu là bậc Thầy về việc truyền giáo bằng cầu nguyện. 

Dù ngài chỉ ở trong 4 bức tường tu viện dòng kín Cát Minh, nhưng ngài vẫn được phong là Bổn mạng, người thầy các xứ truyền giáo. Chính ngài đã được truyền giáo bằng cách cầu nguyện liên lỉ cho công cuộc truyền Giáo hàng giờ. Nên khi chúng ta cầu nguyện, đó là lúc ta đã truyền giáo.

Truyền bằng tình yêu thương

Chỉ có tình yêu thương xuất phát từ trái tim chân thành mới có thể truyền giáo được, khiến con người cảm hóa và để yêu thương người khác.

Chỉ có tình yêu thương xuất phát từ trái tim chân thành mới có thể truyền giáo được, khiến con người cảm hóa và để yêu thương người khác thì cuộc sống của chúng ta sẽ biến thành hỏa ngục, đây là nơi lửa không bao giờ tắt, không có tình yêu thương của máu mủ, ruột rà mà còn cả chính là kẻ thù.

Chính Chúa đã phán: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13, 34-35). 

Truyền bằng cách sẵn sàng làm chứng cho công lý

Những người công giáo luôn sống theo công lý, sự thật. Họ chân thành, chuyện không sẽ nói không và chuyện có sẽ nói có không thêm bớt bất cứ 1 từ ngữ nào. Do đó, khi chứng kiến các sự kiện xảy ra thì chúng ta không được mời gọi làm chứng giam và nếu có điều sai trái xảy ra thì chúng ta cần can đảm tố cáo và đây chính là lúc chúng ta đang truyền giáo.

Truyền bằng cách làm dấu thánh giá tuyên xưng đức tin nơi công cộng

Bất cứ khi nào chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống, những khó khăn thử thách lúc trước khi ăn cơm và chúng ta không ngần ngại làm dấu thánh giá. Do chúng ta làm dấu mà nhiều người thuộc công giáo có thể nhận ra nhau ở bất kỳ không gian nào như nơi công cộng, xí nghiệp, trường học, bệnh viện…

Từ đó, gần gũi nhau hơn nhờ làm dấu và đây cũng được coi là truyền giáo.

Truyền bằng chu toàn luật của Chúa và giáo hội

Khi đã nỗ lực chu toàn 10 điều Răn Chúa, 6 điều Răn Hội Thánh, 14 mối, phúc thật Tám mối. Mỗi khi ta thành tâm, chân thành, sốt sắng tham dự Thánh Lễ Chúa nhật, đó là lúc ta làm gương sáng, là lúc ta đã nâng đỡ Đức Tin cho người khác, đó là lúc ta đã truyền Giáo.

Truyền bằng cách quyên góp tiền

Việc chúng ta quyên góp tiền của cho giáo hội để nâng đỡ công cuộc truyền Giáo. Tiền đó dùng để đào tạo Tu sĩ, Chủng sinh, Linh mục, Giáo lý viên, Huynh trưởng, giúp vùng miền nghèn nàn khó khăn…đó là lúc ta đã truyền Giáo.

Và còn rất nhiều cách truyền Giáo khác tuỳ khả năng mỗi người.

Ngày nay, người ta cần chứng nhân chứ không cần thầy dạy. Cách truyền Giáo tốt nhất là làm chứng, là thực hành chứ không phải những lời nói suông.

Chính Thánh Phaolô đã nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9, 16).

Chúa Giêsu phán: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.“ (Mc 16,15)

Thánh Phaolô dạy rằng: “Làm sao người ta tin nếu không nghe nói. Làm sao người ta nghe nói nếu không có người đi rao giảng. Làm sao có người rao giảng nếu không có ai được sai đi. Như có lời chép: Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo tin mừng! (Rm 10, 14-16)

Lạy Chúa, “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt hăng say lành nghề thì ít, chúng con nài xin Chúa hãy sai thợ lành nghề hăng say đi gặt lúa về”. (Mt 9,37).

Ước được như vậy. Amen.

Giuse Kích.

Mong rằng với những chia sẻ của Bàn Thờ Công Giáo ALAN sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin hữu ích về vấn đề “Truyền giáo là gì?”. Nếu bạn đang quan tâm đến bàn thờ Chúa, nơi mà mỗi gia đình Công Giáo tụ tập lại để dâng lên Chúa những lời kinh khấn nguyện. 

Đừng bỏ qua Bàn Thờ Công Giáo ALAN, chúng tôi luôn lắng nghe những chia sẻ của bạn, tư vấn giúp bạn hiểu thêm về các mẫu thiết kế bàn thờ Chúa phù hợp với không gian thiết kế của gia đình bạn.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *