Tang lễ công giáo được tổ chức như thế nào?
Tang lễ công giáo là nghi lễ mang đến niềm hy vọng cho những người còn sống, nhắc nhở những người tham dự lễ tang nhớ đến lòng xót thương của Chúa. Mặt khác, thể hiện được mong muốn của con người luôn hướng về Thiên Chúa mỗi khi gặp khủng hoảng.
Vậy, tang lễ công giáo được thực hiện với nghi lễ như thế nào? Cùng bàn thờ công giáo Alan tìm hiểu nhé.
Ý nghĩa của tang lễ công giáo
Việc tổ chức tang lễ công giáo nhằm tiễn đưa người đã khuất về nơi an nghỉ, đưa linh hồn của họ đến với thế giới, nơi được Chúa che chở:
- An ủi tinh thần cho người thân: Tổ chức tang lễ công giáo cũng là cách an ủi những người ở lại, để họ tin rằng người đã mất vẫn luôn tồn tại và nhận được sự che chở của Chúa ở một thế giới bên kia.
- Che chở cho người đã mất: Tang lễ công giáo cũng là nghi thức cầu nguyện Chúa che chở linh hồn cho họ, nên trong nghĩ lễ sẽ có rất nhiều lời cầu nguyện được vang lên mong muốn siêu độ và bảo vệ linh hồn của người đã mất.
Nghi lễ cầu nguyện cho người hấp hối
Đối với những người sắp lâm chung, vào thời điểm hấp hối người thân trong nhà sẽ tiến hành xức dầu quanh giường nằm. Đây là hành động mang lại ý nghĩa cho người thân, chấn an được người thân ở lại và để người sắp ra đi trong thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Khi người thân qua đời, nhà thờ sẽ gióng chuông sầu theo quy ước nam thất hồi, nữ cứu hồi. Khi đó, tiếng chuông gióng sẽ có tác dụng thông báo tin buồn với những người gần xa để họ thu xếp đến phúng viếng và chia buồn với gia đình người đã mất.
Nội dung bài cầu nguyện:
“Chúa Giêsu phán : Hãy cầu nguyện kinh này thường xuyên để Ta có thể cứu các linh hồn hấp hối khỏi hỏa ngục.
Lạy Chúa Giêsu của con, xin Chúa dủ lòng từ bi nhân hậu hàng tỷ tỷ và hàng triệu triệu lần. Lạy Chúa Giêsu của con, xin dủ lòng từ bi nhân hậu thương xót từng mỗi một linh hồn trong cơn hấp hối cho đến ngày tận thế hàng tỷ tỷ và hàng triệu triệu lần.
Chúng con xin dâng lên Cha trên trời máu quý báu và những giọt lệ máu của Chúa Giêsu cho mỗi người trong cơn hấp hối cho đến tận thế và che phủ linh hồn ấy với máu quý báu và Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Mẹ Maria , cùng với những giọt lệ máu của người, để kẻ thù xảo trá không còn có thể nắm giữ họ được nữa.
Chúa Giêsu phán : Và Ta có thể cứu họ, các con hãy loan báo tin này đi. Ta cần những linh hồn đền tạ chịu đọc kinh này nhiều lần mỗi ngày. Ta cám ơn các con yêu quý. Amen.”
Tang lễ công giáo gồm những nghi thức?
Nghi thức lúc lâm chung
- Thực hiện tắm cho người đã mất: Tắm cho người đã mất là một cách để thể hiện sự kính trọng, để họ ra đi trong hình hài tươi tắn nhất. Người thân hoàn toàn có thể dùng khăn ướt để che mặt, chải tóc gọn gàng, thay quần áo gọn gàng.
- In tiểu sử người đã mất: Phần này, người nhà cần in tiểu sử của người đã mất nêu những cống hiến của họ lúc còn sống, để người còn sống tưởng nhớ đến họ. Ở phần này, bạn nên nêu tiểu sử, sự nghiệp của họ.
- Liên hệ giáo xứ gần nơi ở để chọn ngày giờ làm lễ
- Chọn nghĩa trang nơi an táng – chôn cất
- Chuẩn bị sách kinh, sách hát dùng trong giờ cầu nguyện và thánh lễ.
- Chuẩn bị di ảnh kích thước 25 x 30.
- Chuẩn bị giấy chứng tử, giấy báo tử.
- Sắp xếp thời gian viếng tang, cầu nguyện và thánh lễ an táng.
- Phân công việc tổ chức tang lễ cho người thân trong gia đình
- Thông báo đến bà con láng giềng, bạn bè gần xa.
Nghi thức nhập liệm
Đối với người công giáo, họ không đặt nặng chuyện đọc kinh cho người đã mất nên trong tang lễ lúc Cha Sở chưa đến, bà con gần nơi ở sẽ cùng gia đình đọc kinh cầu nguyện cho người đã mất.
Và bàn thờ công giáo thường rất đơn giản, bàn có bảng tên thánh, bình hoa huệ trắng và thánh giá. Phần sau quan tài sẽ treo một tấm vải có thêu tên giáo xứ, tên thánh của người chết, phía trước nhà treo cờ báo tang.
Xem thêm: Các mẫu bàn thờ công giáo đẹp tại Bàn thờ công giáo Alan
Nghi lễ động quan và di quan
Nghi lễ động quan và di quan của tang lễ công giáo được chia thành 2 phần gồm có nghi lễ động quan và lễ di quan. Trước đó, người thân của người quá cố sẽ đọc kinh trước giờ động quan, tiếp đó linh cửu sẽ được đưa vào nhà thờ để làm lễ. Lúc còn sống người đó đi lễ tại nhà thờ nào thì lúc đã mất sẽ được tổ chức tang lễ tại nhà thờ đó.
- Lễ động quan: Trước giờ động quan anh em đạo tỳ sẽ làm lễ bái quan. Gia chủ đặt tiền thưởng trên đầu áo quan, nhiều hay ít tùy vào điều kiện kinh tế gia đình
- Lễ di quan: Ở nghi lễ này, di quan đã ra khỏi nhà rồi quay đầu lạy chào tạm biệt. Người cầm lư hương, di ảnh cần quay mặt về phía gia đình cúi chào 3 lần rồi đi tiếp. Khi đi được 1 đoạn cần quay lại thêm lần nữa để chào bà con lối xóm, chào khách tiễn đưa lần cuối rồi đưa linh cữu về nhà thờ để làm lễ.
Khi di quan, người cầm lư hương đi trước, tiếp đến là di ảnh, rồi đến áo quan. Con cháu, người thân không có nhiệm vụ thì đi sau áo quan.
Mong rằng với những chia sẻ của Bàn Thờ Công Giáo ALAN sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin hữu ích về vấn đề “Tang lễ công giáo”. Nếu bạn đang quan tâm đến bàn thờ Chúa, nơi mà mỗi gia đình Công Giáo tụ tập lại để dâng lên Chúa những lời kinh khấn nguyện.
Đừng bỏ qua Bàn Thờ Công Giáo ALAN, chúng tôi luôn lắng nghe những chia sẻ của bạn, tư vấn giúp bạn hiểu thêm về các mẫu thiết kế bàn thờ Chúa phù hợp với không gian thiết kế của gia đình bạn.
Trả lời