Thánh truyền là gì? Tìm hiểu về thánh truyền trong niềm tin của Giáo Hội
Dựa theo giáo huấn của Giáo Hội thì Thánh Truyền còn được gọi là Truyền Thống Tông Đồ. Đây được coi là Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi cho những người có niềm tin và Chúa và những giáo lý của Giáo Hội được tin và chấp nhận.
Để hiểu hơn về thánh truyền, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Bàn thờ công giáo Alan nhé.
Tìm hiểu về thánh truyền
Theo giáo lý của giáo hội thì thánh truyền được hiểu: ” mang lời của Thiên Chúa đã được Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần ủy thác cho các Tông Đồ và truyền đạt lời Chúa cách nguyên vẹn cho những người kế vị các Tông Đồ để các vị này gìn giữ, trình bày và truyền bá lời đó cách trung thành khi giảng dạy.”
Như vậy, lời của Chúa chính là chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, mà các Tông Đồ đã được nghe trong suốt 3 năm theo Chúa đi rao giảng, dạy dỗ và chứng kiến Người làm nhiều phép lạ.Tuy nhiên, trong những năm cuối của thế kỷ thứ nhất, sau khi Chúa Kitô đã hoàn tất công trình Cứu Chuộc nhân loại qua khổ hình thập giá, chết, sống lại và lên Trời, Kinh Thánh Tân Ước chưa có, nên các Tông Đồ chỉ dạy truyền khẩu cho các tín hữu thời sơ khai đó những gì các ngài đã nghe được từ chính Chúa Giêsu là Nguồn Chân Lý đức tin và giáo lý tinh tuyền.
Các ngài đã giảng dạy, gìn giữ kho tàng thiêng liêng đó nguyên vẹn để trao lại cho các vị kế tục sứ mạng Tông Đồ trong Giáo Hội như Thánh Phaolô đã nói với môn đệ ngài là Ti-mô-thê như sau về di sản thiêng liêng này :” Anh Ti-mô-thê, hãy bảo toàn giáo lý đã được giao phó cho anh, tránh những chuyện nhảm nhí, trống rỗng, và những vấn đề trí thức giả hiệu. Có những kẻ , vì chủ trương cái trí thức đó, nên đã lạc mất đức tin. Chúc anh em được ân sủng.”
Ngoài ra, trong thứ thứ hai gửi cho Ti-mô-thê, Thánh Phaolô cũng nói thêm với môn đệ này như sau :
” Với đức tin và đức mến của một người được kết hợp với Đức Kitô Giêsu, anh hãy lấy làm mẫu mực những lời lành mạnh anh đã nghe tôi dạy. Giáo Lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta.
Như thế có nghĩa là trước khi có Kinh Thánh Tân Ước làm tài liệu học hỏi và giảng dạy, các Thánh Tông Đồ chỉ dạy truyền khẩu những gì các ngài đã nghe từ chính Chúa Giêsu và truyền lại cho các vị kế nghiệp các ngài trong Giáo Hội để tiếp tục dạy dỗ không sai lầm những giáo thuyết mà Chúa Kitô đã giảng dạy cùng những việc Chúa đã làm như chữa lành cho biết bao bệnh nhân, trừ quỷ, làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều cho hàng ngàn người ăn no đủ, cũng như cho người chết sống lại.
Các Tông Đồ đã ghi nhớ những việc Chúa làm và lời Người giảng dạy, nên sau này hai Tông Đồ Matthêu và Gioan đã cùng với Macco và Luca ( môn đệ của Phaolô) đã viết thành 4 Phúc Âm cộng thêm những Thư mục vụ quan trọng ( Epistles) của các Thánh Phaolô, Phêrô, Gioan, Gia-cô-bê, Giuđa ghi lại những lời giảng dạy và những việc Chúa Giêsu đã làm để Giáo hội có thêm nguồn chân lý đức tin là Kinh Thánh Tân Ước để dạy cho dân Chúa, như chúng ta thấy ngày nay.
Nên trước khi có Kinh Thánh Tân Ước được viết ra với ơn linh ứng của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ chỉ rao giảng và dạy truyền khẩu, nhưng chính xác các giáo lý mà Chúa Giêsu đã giảng dạy và thánh truyền lại cho những người kế vị để dạy cho Giáo Hội trong buổi ban đầu đó. Những di sản thiêng liêng này được bảo tồn nguyên vẹn để truyền lại cho các thế hệ sau trong Giáo Hội tiếp tục sứ mạng Tông Đồ mà Chúa Kitô đã trao phó trước khi Chúa về trời ,là ” anh em hãy đi khắp nơi , loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo..”
Thánh Tông Đồ Giuda cũng nói thêm về Truyền Thống Tông Đồ như sau :
” anh em thân mến , tôi vẫn ước mong viết thư cho anh em về ơn cứu độ chung của chúng ta , thì nay lại bó buộc phải viết cho anh em, để khuyên nhủ anh em chiến đấu cho đức tin đã được truyền lại cho các thánh chỉ một lần là đủ.
Nghĩa là chính các Thánh Tông Đồ đã một lần thánh truyền tinh tuyền, lành mạnh, đức tin vững chắc mà các ngài đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu cho các vị kế nghiệp các ngài là các Giám mục trong Giáo Hội từ đầu cho đến ngày nay.Qua các Thư mục vụ có ơn linh ứng, chúng ta đọc được những lời các Thánh Tông Đồ khuyên nhủ các tín hữu ban đầu phải giữ gìn các truyền thống và giáo lý đã được các ngài dạy dỗ và truyền lại cách chính xác như Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca như sau :
” Vậy thưa anh em, anh em hãy đứng vững và nắm giữ các truyền thống chúng tôi đã dạy cho anh em bằng lời nói hay bằng thư từ.”
Không những các Tông Đồ truyền lại những giáo huấn của Chúa Kitô mà còn truyền lại cả những chỉ thị hay tiêu chuẩn để chọn người thay thế các ngài như Thánh Phaolô đã căn dặn môn đệ ngài là Titô như sau :
” Tôi đã để anh ở lại đảo Kêta chính là để anh hoàn thành công việc tổ chức và đặt những kỳ mục trong mỗi thành như tôi đã truyền cho anh….Thật vậy , Giám quản , với tư cách là quản lý của Thiên Chúa, phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến và không tìm lợi lộc thấp hèn….”
Những lời căn dặn trên đây của Thánh Phaolô cho thấy các Tông Đồ của Chúa Kitô đã rất thận trọng trong việc chọn người kế vị các ngài để cai trị, dạy dỗ và thánh hóa dân Chúa trong Giáo Hội.
Ước mong sao các vị kế nghiệp các Thánh Tông Đồ ngày nay tuân giữ những chỉ thị trên khi chọn người thay thế mình trong sứ mạng Tông Đồ để không chọn lầm những người không xứng đáng vào vai trò lãnh đạo trong các Giáo Hội địa phương.
Qua dòng thời gian Thánh Truyền vẫn sống động và tiến triển nhờ Chúa Thánh Thần hỗ trợ và gìn giữ để kho tàng linh thánh tiếp tục hướng dẫn Giáo Hội trong sứ mạng dạy dỗ, thánh hóa và cai trị dân Chúa thay mặt Chúa Kitô trên trần gian này.
Do đó, Thánh Truyền cũng là những lời giảng dạy đức tin vững chắc , giáo lý tinh tuyền cũng như chỉ thị về việc cắt đặt người cai quản, lên thay thế các ngài trong Giáo Hội từ khởi thủy cho đến ngày nay. Dựa vào Truyền Thống của Giáo Hội tiếp tục học hỏi cắt nghĩa và giảng dạy Lời Chúa được mặc khải qua Kinh Thánh và Thánh truyền để dạy đỗ không sai lầm những chân lý đức tin và nền tảng luân lý cho mọi tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo, được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ để chuyên chở ơn cứu Độ của Chúa đến hết mọi dân , mọi nước cho đến ngày mãn thời gian.
Thánh truyền có liên hệ mật thiết với Thánh Kinh vì cả hai đều xuất phát từ Thiên Chúa, thánh kinh là lời của Chúa được ghi chép lại bởi ngôn ngữ của sự linh ứng của Chúa Thánh. Nên những sách không được coi là sự linh ứng sẽ không được coi là sách thánh.
Thánh truyền và thánh kinh có gì khác nhau?
Cả hai đều hướng đến mục đích tuyên truyền lời của Chúa bằng văn bản, hay lời nói mà tông đồ đã nghe từ Chúa Kitô trong suốt ba năm. Người dạy dỗ họ và dân chúng, cũng như chứng kiến những việc Chúa làm để lưu truyền cho hậu thế.
Thánh truyền cũng chính là chỉ truyền lại sự kiện mà Chúa đã bị kết án, hành hạ để đền tội cho loài người. Cũng chính do lòng đạo đức đã bị dạy dỗ sai nên các tín hữu đã làm sống lại các sự kiện trên với nhiều hình thức dân gian đặc biệt ở Mùa Chay, Tuần Thánh tại một số địa phương chứ không ở khắp nơi trong Giáo Hội. Thánh truyền thường chọn nam giới giữ các chức vụ giám mục, phụ tá.
Quan trọng hơn, Thánh Truyền tôn trọng nguyên tắc chỉ chọn người nam ( nam giới) vào các chức vụ giám quản( giám mục) và phụ tá ( Chúa Giêsu đã chọn các ngài. Thánh truyền không rửa chân cho phụ nữ mà chỉ cử hành với nam giới như
Giáo Hội đã cử hành hàng năm tại Rôma. Chung quy lại, Thánh truyền là di sản được các tông đồ lưu truyền, truyền dạy lại cho các vị kế tục trong giáo hội để dạy dỗ chính xác các giáo lý từ Chúa Giêsu đã giảng dạy và làm gương sáng cho mọi thế hệ học hỏi và noi theo.
Mong rằng với những chia sẻ của Bàn Thờ Công Giáo ALAN sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin hữu ích về vấn đề “Thánh truyền là gì”. Nếu bạn đang quan tâm đến bàn thờ Chúa, nơi mà mỗi gia đình Công Giáo tụ tập lại để dâng lên Chúa những lời kinh khấn nguyện.
Đừng bỏ qua Bàn Thờ Công Giáo ALAN, chúng tôi luôn lắng nghe những chia sẻ của bạn, tư vấn giúp bạn hiểu thêm về các mẫu thiết kế bàn thờ Chúa phù hợp với không gian thiết kế của gia đình bạn.
Trả lời