Phép Chuẩn là gì? Phép chuẩn được sử dụng khi nào?
Phép chuẩn được coi là sự chấp nhận, nới lỏng một luật của giáo hội trong một trường hợp đặc biệt và được ban bởi những người thẩm quyền trong giáo hội.
Vậy phép chuẩn được sử dụng khi nào? Hãy cùng bàn thờ công giáo Alan tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Phép chuẩn được sử dụng khi nào?
Phép chuẩn thường được sử dụng ở nhiều trường hợp cần miễn chuẩn như khác đạo, chưa đủ tuổi kết hôn, lời khấn trọn đời. Và theo những ngăn trở theo luật Chúa hoặc luật tự nhiên thì không chuẩn được thí dụ như bất lực, họ máu hàng dọc…
Mà phép chuẩn là việc thẩm quyền của giáo hội cho phép trong trường hợp đặc biệt khỏi phải tuân giữ các điều luật buộc.
Ví dụ như hai bên kết hôn mà một bên có đạo còn bên kia chưa rửa tội hôn nhân sẽ không thành theo Giáo Luật điều 1086 §1: Hôn nhân giữa một người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công giáo hoặc đã được nhận vào Giáo Hội ấy với một người không được rửa tội thì bất thành.
Nếu xin được phép chuẩn khác đạo thì họ sẽ kết hôn thành sự nghĩa là nên vợ chồng thật sự trước mặt Chúa và Giáo Hội. Có phép chuẩn rồi thì hai người mới tiến hành nghi thức kết hôn.
Còn từ xưa đến nay, chúng ta dùng phép chuẩn khác đạo nên có những lầm tưởng phép chuẩn là hôn phối chứ không phải là sự miễn chuẩn để có thể kết hôn thành sự. Sau đó họ phải cử hành nghi thức hôn phối như đã được quy định. Do đó, phép chuẩn không phải là phép hôn phối.
Xem ngay những mẫu bàn thờ công giáo đẹp nhất
Khác biệt của phép chuẩn và phép giao
Phép chuẩn là phép của giáo quyền chuẩn trước để được thành hôn với nhau, giữa một người đã chịu phép rửa tội và một người chưa được rửa tội. Còn phép giao là việc làm phép cho nghi thức hôn phối của những người đã chịu phép rửa tội và người chưa được rửa tội thành bí tích.
Để được chuẩn chước thì cần có lý do chính đáng và hội đủ những yếu tố như sau:
- Thứ nhất là phía công giáo phải tuyên bố sẵn sàng loại bỏ tất cả những gì có nguy hại cho đức tin và họ phải thực sự cam đoan sẽ cố gắng hết sức để con cái sinh ra được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội công giáo (Giáo luật 1125 trang thứ 1).
- Thứ hai là phía không Công Giáo cũng được thông báo kịp thời về những lời cam đoan ấy, để họ có ý thức về nghĩa vụ của người bạn đường công giáo của mình (Giáo luật 1125 trang thứ 2).
- Điều kiện thứ ba là cả hai bên, Công Giáo cũng như không Công Giáo, cần phải được giáo huấn về mục đích và đặc tính thiết yếu của hôn nhân, đặc biệt là đặc tính một vợ một chồng và bất khả phân ly của hôn nhân (Giáo luật 1125 trang thứ 3).
Phép chuẩn trong hôn nhân cần điều kiện như thế nào?
Trong hôn nhân, giáo hội luôn tôn trọng tình yêu của đôi lứa mà không đưa ra những hình thức hay luật lệ nào trong việc biểu tỏ tình yêu của đôi bạn nam nữ. Nhưng họ cần có trách nhiệm bảo vệ phẩm giá của hôn nhân và luôn nhớ rằng mình mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Nên việc bảo vệ đức tin của các tín hữu luôn là trách nhiệm quan trọng hàng đầu của giáo hội như là Mẹ, bởi chính Giáo Hội sinh ra các kitô hữu.
Giáo hội luôn đồng cảm với thân phận yếu đuối của con người và lý lẽ của con tim nên Giáo Hội đã đưa ra sự chuẩn chước cho con cái của mình khi muốn kết hôn với người không phải là công giáo.
Theo Giáo luật khoản 1125 đã quy định điều kiện để phép chuẩn trong hôn phối : Nếu có lý do chính đáng và hợp lý, Bản Quyền sở tại có thể ban phép ấy tuy nhiên, đừng nên ban phép khi chưa hội đủ những điều kiện.
– Bên công giáo phải tuyên bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất Đức Tin, và hứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể để con cái được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội công giáo.
– Vào lúc thuận lợi, phải cho bên kia biết những lời hứa mà người công giáo phải giữ, để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên công giáo.
– Cả hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối, và không bên nào được loại bỏ các điều ấy.
– Tuổi để được chuẩn hôn phối: Về tuổi để được chuẩn hôn phối thông lệ vẫn theo số tuổi kết hôn thành sự.
Theo Giáo luật điều 1083 § 1: Người nam phải đủ 16 tuổi, người nữ phải đủ 14 tuổi.
Tuy nhiên theo điều 1083 § 2 thì Hội đồng Giám Mục có quyền ấn định tuổi lớn hơn để kết hôn hợp pháp. Cách chung, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam quy định tuổi kết hôn theo luật Hôn Nhân và Gia Đình tại Việt Nam: nam bước vào tuổi 20 và nữ bước vào tuổi 18.
Việc cử hành thánh lễ hôn phối dành cho các đôi chuẩn hôn phối: Thánh lễ hôn phối diễn tả mầu nhiệm Đức Kitô yêu thương Hội Thánh, được biểu tỏ cách cụ thể qua giao ước hôn nhân của hai người nam nữ kitô hữu. Giao ước hôn nhân này vì thế được gọi là bí tích.
Mong rằng với những chia sẻ của Bàn Thờ Công Giáo ALAN sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin hữu ích về “Phép chuẩn”. Nếu bạn đang quan tâm đến bàn thờ Chúa, nơi mà mỗi gia đình Công Giáo tụ tập lại để dâng lên Chúa những lời kinh khấn nguyện.
Đừng bỏ qua Bàn Thờ Công Giáo ALAN, chúng tôi luôn lắng nghe những chia sẻ của bạn, tư vấn giúp bạn hiểu thêm về các mẫu thiết kế bàn thờ Chúa phù hợp với không gian thiết kế của gia đình bạn.
Comment (1)
Em muốn kết hôn với người không có đạo,nhưng lỡ quan hệ trước và có em bé,nếu theo luật học tân tòng 6 tháng thì k kịp ,vậy jo em phải làm sao a,